Thông thường nếu hệ thống không tự mount ổ đĩa của bạn thì bạn sẽ không có cách nào truy cập được chúng, trong trường hợp chúng ta muốn khi hệ thống khởi động thì ổ đĩa cũng tự động mount thì làm thế nào?
Fstab sẽ giải quyết giúp chúng ta
1. File fstab được lưu ở đâu?
File fstab được lưu ở thư mục sau, vì nó là tệp văn bản nên ta có thể dùng trình chỉnh sửa file nano hoặc vim
1. Cấu trúc file fstab
Thông thường file fstab sẽ có 6 cột và chức năng cụ thể như sau:
- Cột 1: Tên ổ cứng, phân vùng, tên thiết bị v.v… có thể là UUID, PARTUUID, đường dẫn thiết bị vd: /dev/sda1
- Cột 2: Mount point, có nghĩa là điểm gắn, nơi ổ đĩa sẽ được gắn khi khởi động.
- Cột 3: Định dạng của ổ đĩa, có thể là ext3, ext4, NTFS, hoặc để auto, hệ thống sẽ dự nhận dạng loại ổ đĩa và gắn chúng.
- Cột 4: Các Tùy chọn khi mount, trong đó bao gồm:
- auto: tự động mount thiết bị khi máy tính khởi động.
- noauto: không tự động mount, nếu muốn sử dụng thiết bị thì sau khi khởi động vào hệ thống bạn cần chạy lệnh mount.
- user: cho phép người dùng thông thường được quyền mount.
- nouser: chỉ có người dùng root mới có quyền mount.
- exec: cho phép chạy các file nhị phân (binary) trên thiết bị.
- noexec: không cho phép chạy các file binary trên thiết bị.
- ro (read-only): chỉ cho phép quyền đọc trên thiết bị.
- rw (read-write): cho phép quyền đọc/ghi trên thiết bị.
- sync: thao tác nhập xuất (I/O) trên filesystem được đồng bộ hóa.
- async: thao tác nhập xuất (I/O) trên filesystem diễn ra không đồng bộ.
- defaults: tương đương với tập hợp các tùy chọn rw, suid, dev, exec, auto, nouser, async
- Cột 5: là tùy chọn cho chương trình dump, công cụ sao lưu filesystem. Điền 0: bỏ qua việc sao lưu, 1: thực hiện sao lưu.
- Cột 6: là tùy chọn cho chương trình fsck, công cụ dò lỗi trên filesystem. Điền 0: bỏ qua việc kiểm tra, 1: thực hiện kiểm tra.
Tóm Lại:
File fstab cực kỳ hữu ích cho chúng ta khi chúng ta cần tự động mount một ổ đĩa mà không nhất thiết phải gõ lại lệnh mỗi khi reboot, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.